Bể phốt 2 ngăn: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết nhất

Bể phốt là một công trình nắm giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, mỗi khi xây dựng. Bể phốt là nơi chưa đựng chất thải, giúp cho sinh hoạt của gia đình được diễn ra thuận tiện hơn. Đặc biệt hơn nữa là giờ đây cũng có nhiều gia đình lựa chọn xây dựng và sử dụng bể tự hoại 2 ngăn hay còn gọi là bể phốt 2 ngăn. Vì thế nên hôm nay Hutbephot686 sẽ giúp bạn khám phá những thông tin cần thiết xoay quanh chủ đề về bể phốt 2 ngăn nhé!

Cấu tạo của bể tự hoại 2 ngăn

Đúng như tên gọi của nó, bể phốt 2 ngăn sẽ được chia làm 2 ngăn cụ thể, bao gồm:

  • Ngăn chứa: ngăn này chiếm khoảng 2/3 diện tích của bể.
  • Ngăn lắng: ngăn này chiếm khoảng 1/3 diện tích bể.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng sẽ có một số bể tự hoại 2 ngăn có sơ đồ cấu tạo được xây dựng dựa trên tỷ lệ 2 : 2. Điều này sẽ có nghĩa là thể tích của ngăn chứa và thể tích của ngăn lắng sẽ là bằng nhau. Những trường hợp này có rất ít người thực hiện.

Bể phốt 2 ngăn sẽ được chia làm 2 ngăn cụ thể

Bể phốt 2 ngăn có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Nguyên lý bể phốt 2 ngăn có quá trình hoạt động vô cùng đơn giản, cụ thể như sau: Chất thải sẽ được xả xuống phía hầm chứa ở trong bể phốt. Tại đây, chúng sẽ được tiến hành phân hủy dưới tác động đến từ vi khuẩn kỵ khí rồi sau đó là lên men và tự mình chuyển hóa thành bùn cặn lắng xuống phần đáy bể. Phần nước có chứa hợp chất lơ lửng nằm ở phía trên sẽ đi theo đường ống chảy sang phía ngăn bể lắng.

Ở tại ngăn lắng, những chất cặn bã còn lại sẽ tiếp tục lắng xuống phía dưới; phần nước còn lại sẽ được chảy ra bên ngoài theo như đường của hệ thống thải. Lúc này nước thải cũng sẽ trở nên trong hơn và cũng không còn nặng mùi như lúc ban đầu. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước này để tưới hoa màu hoặc là thải ra cùng với hệ thống nước thải chung.

Bể phốt 2 ngăn sẽ có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản

Cách giúp bạn xây dựng bể phốt tự hoại 2 ngăn

Để có thể xây dựng được một bể phốt 2 ngăn, thiết kế bể phốt 2 ngăn, thực hiện cách lắp ống bể phốt 2 ngăn thì bạn cần phải nắm được thông tin về 4 bước cơ bản, cụ thể như sau:

Bước 1: Ở bước đầu tiên, bạn cần đào hố cho bể phốt. Bạn cần phải tiến hành đào một cái hố sao cho thật hợp lý đối với kích thước của bể tự hoại mà bạn đang định tiến hành xây dựng.

Bước 2: Tiếp sau là tiến hành xây dựng bể phốt. Sau khi bạn đã hoàn thành bước đào hố đối với bể phốt xong xuôi thì bạn hãy chuyển sang xây dựng bể tự hoại. Đến đây thì bạn cần sử dụng các nguyên liệu bằng gạch. Tiến hành công đoạn xây dựng tương tự như bản thiết kế mà bạn đã thực hiện sẵn.

Để có thể hoàn thành quá trình xây dựng một cách tối ưu nhất thì bạn cần phải tạo nên được một chiếc khung tường sao cho thật chắc chắn nhất và hợp lý nhất. Tiếp đến là bạn cần phải chia ngăn đối với bể phốt. Ngăn đầu tiên sẽ là ngăn chứa chiếm khoảng 2/3 diện tích của bể. Ngăn còn lại chính là ngăn lắng, ngăn này chiếm phần diện tích khoảng 1/3.

Bước 3: Thông tin cụ thể về cách lắp ống bể phốt: Cách đặt ống bể phốt bao gồm có 4 công đoạn cụ thể: đặt ống thải, đặt ống thông, ống thoát nước và đặt ống thoát khí.

Ống thải: Bạn cần đặt ống gần với vị trí của tấm đan, sử dụng để che phần nắp của bể để ống xả có được độ dốc, có khả năng trữ được chất thải nhiều hơn. Đồng thời, những điểm nối giữa các đường ống cần thẳng băng, ít bị tình trạng uốn khúc. Chất thải vì thế mà di chuyển xuống hầm bể một cách nhanh chóng, đảm bảo hiện tượng tắc bồn cầu sẽ không xảy đến.

Ống thông các ngăn: Về lỗ thông, về ống thông thì bạn cần tạo một lỗ sao cho kích thước vừa đủ để có thể cho ống thông đi qua, thường nó sẽ rơi vào khoảng 200mm x 200 mm. Còn nếu như sử dụng ống thông, hãy dùng các thiết bị có đường kính tầm khoảng từ 100 mm là được.

Về vấn đề vị trí dùng để đặt ống bể phốt thì sẽ có 2 cách đặt ống thông tốt nhất.

Về vấn đề cách đặt ống bể phốt: Theo như kinh nghiệm của những người đã xây dựng lâu năm, đó chính là chỉ nên lắp ống bể phốt khoảng chừng 1,3 so với chiều cao đáy của bể chứa. Để cao khoảng 0,55 mét so với ngăn lọc và chứa (đối với loại bồn 2 ngăn), cao 0,35 mét với ngăn lọc, chứa, lắng (với loại bồn 3 ngăn)

Ống thoát nước đã lắng, đã lọc xong: Bạn cần đặt ống thoát cách xa vị trí của nắp bể một khoảng nhỏ tầm khoảng 200 mm. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn đường ống có đường kính khoảng từ 110 mm đổ lên nhằm tránh đi tình trạng nước thải bị trở nên ách tắc bởi vì áp lực thải nhanh trong khi đó ống lại quá nhỏ.

Ống thoát khí, bạn hãy đặt ống thoát khí sao cho có sự tiếp xúc của ống thông cùng với không khí ở bên ngoài sát nhất. Một lời khuyên dành cho bạn là bạn nên đặt ống thông khí trước khi tiến hành lắp ống thoát để có thể giúp cho bể phốt hoạt động với hiệu suất tốt nhất.

Bước 4: Tiến hành san mặt phẳng. Ngay sau khi bạn đã hoàn thiện những bước thực hiện trên thì việc cuối cùng bạn cần phải thực hiện đó chính là bạn cần phải kiểm tra, rà soát hết lại tất cả các đường ống một lần cuối cùng. Rồi sau đó là tiến hành san mặt phẳng. Trong quá trình bạn tiến hành san lấp đó bạn nên lưu ý về độ ẩm của đất. Đồng thời bạn cũng cần phải tránh được sự nén quá chặt cũng như là tránh các tác động từ phía bên ngoài mà có khả năng làm hư hại đến bể.

4 bước cơ bản giúp xây dựng được một bể phốt 2 ngăn

Loại nào sẽ tốt hơn, bể phốt 2 ngăn hay bể phốt 3 ngăn?

Dựa theo lý thuyết thì khi hiểu rõ về vấn đề cấu tạo và về nguyên lý cơ bản thì 2 loại bể tự hoại này đều có thể phát huy được hết các công dụng và các chức năng. Cụ thể chúng hoàn toàn có thể giữ được những loại mùn bẩn để có thể dễ dàng phân hủy tiếp được.

Do sự tác động về mặt xây dựng

Đối với kỹ thuật thi công chúng ta không thể phủ định một chuyện là bể phốt 2 ngăn sẽ kém hơn khi được so sánh với bể tự hoại 3 ngăn. Nhưng nếu đi vào sâu trong thực tế thì khi tiến hành xây dựng bể phốt 3 ngăn chúng ta sẽ ít gặp các loại rủi ro về vấn đề môi trường hơn là so với bể phốt 2 ngăn. Điều này sẽ giúp cho bạn đảm bảo được sự an toàn cũng như là các rủi ro đối với sức khỏe hơn.

Sự tác động đến từ chất thải xả ra mỗi ngày

Trong lúc thực hiện phân tích, những nhà khoa học chỉ đi sâu vào việc nguyên lý trong khi hoạt động chính là chảy từ phía ngăn chứa này sang phía bên ngăn chứa khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bể chứa ở 1 ngăn sẽ có thể chứa được rất nhiều nước. Trong đó nước sẽ luôn luôn là yếu tố tĩnh.

Nước khi xả từ phía trên nhà vệ sinh sẽ tạo nên một làn sóng nước sóng sánh ở phía bên trong.  Dẫn đến các chất thải sẽ được đưa dần xuống. Nhưng chưa được trải qua quá trình phân hủy thì nó đã được đưa xuống phía ngăn thứ 2. Đây chính là tình trạng thường thấy của bể phốt 2 ngăn.

Còn đối với loại bể phốt 3 ngăn, nếu như tình trạng đó xảy ra thì nó sẽ sang ngăn thứ 3. Vẫn hoàn toàn đủ khả năng nhận lọc và sẽ tiếp tục được phân hủy. Tiếp tục khi sang đến ngăn thứ 3 thì nó cũng sẽ tạo nên được một làn sóng mạnh.

Lựa chọn bể phốt 2 ngăn hay 3 ngăn cho ngôi nhà của mình?

Nếu như bạn đang muốn xây dựng, lắp đặt bể phốt 2 ngăn cho gia đình của mình, hy vọng những thông tin trên sẽ trở nên hữu ích và giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan thì hãy liên hệ ngay với Hutbephot686 để được nhân viên giải đáp thắc mắc nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo