Hướng dẫn các cách làm mát phòng hiệu quả cho ngày nắng nóng

Mùa hè luôn là nỗi “khiếp sợ” của nhiều người. Không chỉ ở ngoài đường, thậm chí khi về đến nhà bạn vẫn cảm nhận thấy không khí ngột ngạt nóng bức. Chính vì vậy, ngoài sự trợ giúp đắc lực của điều hoà, bạn cũng có thể tham khảo một vài cách làm mát phòng sau đây để cứu nguy trong mùa này.

Sử dụng rèm cửa sổ

Đây là cách làm mát phòng đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Vào những ngày hè nóng bức, mặt trời sẽ bắt đầu nắng gắt vào khoảng 8h sáng cho đến 5h chiều. Lúc này, bạn hãy kéo rèm để che kín cửa sổ.

Làm mát phòng bằng căng rèm cửa sổ

Làm mát phòng bằng căng rèm cửa sổ

Nguyên nhân gây nóng cho phòng ngoài nhiệt độ tăng cao, một phần khác có thể do nắng chiếu thẳng trực tiếp vào phòng. Nếu đóng kín cửa sổ bằng cửa gỗ hay cửa kính sẽ chỉ càng làm cho phòng ngột ngạt hơn do không khí không thể lưu thông. Rèm cửa chính là giải pháp thay thế hợp lý, vẫn che được hết các tia bức xạ chiếu vào, lại không bịt kín chỗ thông khí. Theo các cuộc nghiên cứu, rèm cửa có thể che được tới 60% nhiệt lượng của ánh nắng mặt trời khi chiếu vào.

Có một chút lưu ý nho nhỏ cho bạn khi chọn rèm cửa sổ, đó chính là ưu tiên chọn những tông màu tươi sáng, bởi màu sáng sẽ tán sắc ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế chọn rèm bằng các loại chất liệu tổng hợp, vì nó sẽ không bền màu. Do đó, tốt nhất là bạn có thể chọn rèm 2 lớp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Sử dụng cây xanh trong phòng

Cây xanh ngoài mang yếu tố trang trí, làm sống động hơn cho ngôi nhà của bạn, thì nó còn mang theo một lợi ích nữa đó là điều hoà không khí.

Đặt cây xanh trong phòng để điều hoà không khí

Đặt cây xanh trong phòng để điều hoà không khí

Bạn nên đặt một vài chậu cây nhỏ vào trong phòng, chúng sẽ giúp bạn thư giãn và thanh lọc cơ thể. Đặc biệt hơn nữa, theo phong thuỷ cũng có một vài loại cây giúp đem lại vượng khí cho gia chủ, xua đuổi âm khí trong nhà. Có một vài loại cây sau đây bạn có thể tham khảo:

  • Cây Nguyệt Quế
  • Cây Kim Ngân
  • Cây Hồng Phát Tài
  • Cây Lưỡi Hổ
  • Cây Kim Tiền
  • Cây Tài Lộc

Lắp đặt nhiều cửa sổ cho 1 căn phòng

Với những thiết kế nhà ở hiện nay, việc làm nhiều cửa sổ cho một căn phòng đang là một cách làm mát tương đối hiệu quả.

Không khí trong phòng trao đổi qua các cửa sổ

Không khí trong phòng trao đổi qua các cửa sổ

Nhiều cửa sổ bạn nên lắp tại các phía của căn phòng (đầu và cuối phòng) là hợp lý nhất. Cửa sổ đối nhau có thể giúp lưu thông không khí hiệu quả, chính vì thế, nhiệt thoát ra khỏi ngôi nhà cũng sẽ nhanh hơn. Hơn nữa, nếu có nhiều cửa sổ thì ánh sáng trong phòng cũng sẽ được cải thiện, từ đó làm giảm đi việc bật các bóng đèn chiếu sáng – một nguyên nhân khác gây nóng trong phòng.

Đặt máy phun sương trong phòng

Đặt một máy phun sương trong phòng cũng là một cách giảm nhiệt độ một cách đáng kể. Đặc biệt trong trường hợp bạn dùng điều hoà không khí thì lại là một điều cần thiết.

Sử dụng máy phun sương cấp ẩm cho phòng

Sử dụng máy phun sương cấp ẩm cho phòng

Máy phun sương sẽ tạo ra hơi nước mỏng, đảm bảo cho căn phòng vẫn có đủ độ ẩm trong những ngày hè nóng bức. Ngoài đặt máy phun sương, bạn cũng có thể sử dụng chậu nước để thay thế. Trong trường hợp phòng nhà bạn không có điều hòa không khí, hãy thử cách đặt chậu nước trước quạt. Khi quạt bật lên sẽ đưa theo cả hơi mát của nước lan tỏa khắp phòng.

Đặt quạt ở cửa sổ vào ban đêm

Ban đêm, nhiệt độ sẽ giảm hơn nhiều so với ban ngày. Chính vì thế, đây chính là lúc thích hợp để bạn kéo thêm không khí mát vào nhà.

Di chuyển quạt ra phía cửa sổ vào ban đêm

Di chuyển quạt ra phía cửa sổ vào ban đêm

Bạn có thể đặt quạt ở gần cửa sổ, quạt sẽ hút không khí từ ngoài trời vào, giúp giảm nhiệt độ cho căn phòng một cách đáng kể.

Sử dụng mái lợp màu sáng

Cũng tương tự với cách sử dụng rèm cửa màu sáng như đã nói ở trên, chúng ta cũng nên sử dụng các loại mái tôn hay ngói màu sáng. Bởi những gam màu tối sẽ hấp thụ nhiệt rất lớn xuống bên dưới nhà.

Sử dụng mái lợp màu sáng để tán sắc ánh sáng ban ngày

Sử dụng mái lợp màu sáng để tán sắc ánh sáng ban ngày

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại sơn cách nhiệt để sơn thêm lên trên hoặc dùng các tấm cách nhiệt phủ lên mái lợp của nhà. Đây là cách làm mát phòng bên dưới một cách hiệu quả.

Một cách giải quyết hiệu quả hơn nữa, đó là bạn có thể lắp đặt một hệ thống phun nước trên mái nhà. Tuy nhiên, thì việc lắp đặt này cũng sẽ tốn một khoản chi phí tương đối lớn.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện

Một cách làm rất dễ thực hiện đó là tắt các thiết bị điện nếu không sử dụng. Như các bạn cũng biết, các thiết bị này khi dùng lâu sẽ toả ra nhiệt lượng tương đối lớn. Chính vì thế, bạn chỉ nên sử dụng các thiết bị này khi thật sự cần thiết thôi nhé!

Hạn chế sử dụng thiết bị điện khi không cần thiết

Hạn chế sử dụng thiết bị điện khi không cần thiết

Nếu bạn phải cần sử dụng nhiều đèn để phục vụ cho công việc, bạn có thể thử thay các loại đèn sợi đốt bằng đèn compact. Bóng đèn sợi đốt phải sử dụng rất nhiều năng lượng mới có thể tạo ra ánh sáng. Ngược lại, bóng đèn compact ngoài việc tiết kiệm điện ra thì nó cũng ít tiêu tốn năng lượng. Chính vì vậy, sử dụng các loại đèn này cũng làm mát cho phòng của bạn đáng kể đó.

Dọn dẹp căn phòng thật gọn gàng

Đôi khi chúng ta thấy trong phòng nóng bức còn có thể do đồ đạc chất đống, tạo cảm giác ngột ngạt. Đặc biệt là trong phòng ngủ hay sử dụng các loại chăn đệm dày. Nếu không cần thiết, các bạn có thể thay các loại đệm này bởi các loại chiếu cói hoặc chiếu điều hoà nhé.

Dọn dẹp phòng ngăn nắp để lưu thông khí tốt hơn

Dọn dẹp phòng ngăn nắp để lưu thông khí tốt hơn

Tuy nhiên, với nhiều người, việc nằm đệm đã trở thành một thói quen, thì bạn có thể thay thành các loại đệm mỏng hơn một chút. Hoặc đơn giản hơn là sau khi ngủ dậy thì gấp lại và để gọn gàng vào một chỗ.

Trên đây là những cách làm mát phòng đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện hàng ngày. Hy vọng những thông tin mà Skycentral cung cấp bên trên có thể giúp ích được cho bạn.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo