Lễ động thổ là gì? Mâm cúng lễ động thổ cần chuẩn bị những gì?

Người Việt Nam luôn tin rằng “Đất có thổ công, sông có hà bá”, luôn có những vị thần cai quản đất đai. Vì vậy trước khi thực hiện xây dựng một công trình bất kì đều thực hiện lễ động thổ. Lễ động thổ như nghi thức thông qua với các vị thổ địa, đồng thời cầu mong may mắn, thuận lợi trong quá trình thi công công trình. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nghi thức đặc biệt của lễ động thổ.

Lễ động thổ là gì?

Lễ động thổ khởi công

Lễ động thổ là nghi thức truyền thống lâu đời của người Việt trước khi tiến hành thực hiện một công trình xây dựng. Đây như là một một hình thức thông báo, xin phép mà gia chủ muốn gửi đến tổ tiên, thổ địa trước khi động thổ. Lễ động thổ là bước quan trọng không thể thiếu trước khi bắt tay vào xây dựng một công trình bát kỳ. Không chỉ để mong cầu sự may mắn đối với nhiều doanh nghiệp đây còn là hình thức quảng bá hiệu quả.

Ý nghĩa của lễ động thổ

Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn. Họ tin vào ông bà, cha mẹ khi đã khuất luôn phù hộ, bảo vệ cho con cháu. Chính vì vậy lễ động thổ mang một ý nghĩa tâm linh đặc biệt trong đời sống văn hóa của người Việt. Hơn thế nửa việc xây dựng nhà ở hay một công trình xây dựng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên mọi gia chủ luôn muốn nó được diễn ra một cách thuận lợi.

Nghi thức không thể thiếu

Lễ động thổ không phải là một nghi thức mê tín dị động mà là một nghi thức vô cùng đặc biệt. Đây là dịp để gia chủ bày tỏ lòng thành kính với mình tới thổ địa, hay nói cách khác đây chính là một lời xin phép của gia chủ. Lễ động thổ mang ý nghĩa cầu mong may mắn thuận lợi trong quá trình thi công và sử dụng công trình, tránh được những tai nạn không cần thiết.

Mâm cúng lễ động thổ cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng lễ động thổ
  • Thịt lợn, tôm, trứng vịt: Đây được coi là 3 món tam sinh, thường luộc trước khi mang ra cúng.
  • Gà trống: Nên lựa chọn gà có cựa đẹp, kích thường không cần quá lớn.
  • Xôi hoặc bánh chưng: Tùy thuộc vào điều kiện, khách hàng có thể dùng một trong hai món, ngoài ra có thể dùng các món bánh từ nếp khác để thay thế.
  • Muối, gạo, nước: Đây chính là một phần nghi thức quan trọng trong lễ động thổ đại diện cho đất, biển và sông, đặc biệt quan trọng trong lễ động thổ.
  • Trà, rượu: Đây là những nguyên liệu dễ kiếm và rất gần gũi thường dùng trong các đám giỗ thông thường.
  • Giấy tờ, vàng mã: Một phần không thể thiếu trong mọi nghi thức dó chính là giấy tờ vàng bạc. Khách hàng có thể mua theo bộ giấy tờ vàng mã dùng cho lễ động thổ.
  • Đèn cầy, nhang: Đây cũng là vật dụng không thể thiếu trong mâm cúng hàng ngày, đại diện cho thành ý mà gia chủ muốn gửi gắm.
  • 3 lá trầu, 3 quả cau: Cau, trầu có thể cúng nguyên quả. Ngoài ra nếu khéo tay có thể thêm thành 3 miếng để cúng.

Trên đây là những thứ cơ bản cần phải có cho một mâm cúng động thổ. Tuy nhiên tùy vào từng vùng miền có thể thêm bớt, hay thay thế một số nguyên liệu cho phù hợp. Chuẩn bị mâm lễ cúng thật đầy đủ chính là bước quan trọng quyết định đến việc lễ động thổ diễn ra có thành công hay không.

Nghi thức tiến hành lễ động thổ

Tiến hành nghi thức động thổ

Để lễ động thổ được diễn ra thuận lợi và đạt đúng ý nghĩa phải tiến hành theo quy trình, nghi thức nhất định. Bên cạnh việc xem ngày lành tháng tốt, việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và thực hiện đúng, đủ việc cúng vái có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Bước 1: Xem ngày, giờ tiến hành

Nên lựa chọn những ngày đẹp, giờ đẹp trong ngày để thực hiện lễ động thổ. Ngoài ra còn phải căn cứ vào mạng, tuổi và tử vi của gia chủ để lựa chọn ngày cho phù hợp. Trong trường hợp đặc biệt việc lựa chọn ngày giờ theo gia chủ quá khó có thể cân nhắc mượn người tuổi tốt, đẹp để thực hiện nghi thức động thổ. Tránh thực hiện lễ vào những ngày xấu như: Sát chủ, hắc đảo…

Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ

Mâm cúng động thổ thể hiện lòng thành của gia chủ động với thần thánh, với trời đất. Vì vậy cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, cùng những lễ vật cũng cần thiết. Bạn có thể tham khảo thông tin về mâm cúng mà chúng tôi đã đưa ra, ngoài ra tùy từng vùng miền mà có thể thêm bớt cho phù hợp với phong tục, tập quán cũng như đặc điểm vùng miền.

Bước 3: Cũng vái, bái thần linh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần ở trên, hãy chắc chắn rằng người tiến hành lễ nắm rõ nghi thức cũng như cách cúng bái thần linh.  Lễ phải được tiến hành đúng nghi thức theo phong tục của người Việt Nam. Phải có nghi thức cúng thổ địa, thổ công, báo với ông bà, tổ tông, có như vậy việc tiến hành lễ động thổ mới mang lại hiệu quả.

Mang một ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với người Việt Nam, lễ động thổ dần trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa. Đây chính là khởi đầu thuận lợi trước khi bắt đầu tiến hành một công trình bất kì. Hy vọng với những thông tin trên đây lễ động thổ của gia chủ sẽ được diễn ra thuận lợi. Truy cập vào website Skycentral để biết thêm thông tin chi tiết khác, cũng như được kịp thời giải đáp thắc mắc.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo