Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần hiểu rõ

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, cần nắm rõ các bước, thủ tục cần làm và các cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai để việc tranh chấp được giải quyết thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng, đúng với quy định của pháp luật. Sau đây, Skycentral xin cung cấp quy trình chi tiết, đơn giản, dễ hiểu nhất đến các bạn.

Hòa giải tại UBND cấp xã/phường/thị trấn

Bước đầu tiên cần làm khi xảy ra tranh chấp đất đai là hòa giải tại UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất tranh chấp. Có hai kiểu hòa giải là hòa giải tự nguyện và hòa giải bắt buộc.

Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, các bên tranh chấp đất được khuyến khích tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải viên để hòa giải tại cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không chấp nhận tự hòa giải hoặc đã hòa giải nhưng không thành thì đệ đơn yêu cầu lên UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất tranh chấp để được tổ chức hòa giải bắt buộc.

Giải quyết tranh chấp đất đai cần thực hiện đúng quy trình được pháp luật quy định.

Giải quyết tranh chấp đất đai cần thực hiện đúng quy trình được pháp luật quy định.

Khi các bên hòa giải không thành tại UBND cấp xã/phường/thị trấn thì có thể tiếp tục đệ đơn lên các cấp cao hơn hoặc tòa án nhân dân. Tùy thuộc vào đối tượng xảy ra tranh chấp và các điều kiện về giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất, mà các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ khác nhau theo Điều 203 Luật Đất đai năm 2013. Cần nắm rõ các cơ quan này để nộp đơn đúng nơi, đúng chỗ, tránh đi sai, vòng vèo, chạy giấy tờ mệt mỏi, mất thời gian.

Hòa giải là bước đầu tiên cần thực hiện khi tranh chấp đất đai.

Hòa giải là bước đầu tiên cần thực hiện khi tranh chấp đất đai.

Cụ thể như sau:

Dựa vào các điều kiện về giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất

Nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Các điều kiện về giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất
Cơ quan hành chính Chủ tịch UBND cấp huyện Các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh Các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Các bên không đồng ý với phương án giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện mà có đơn khởi kiện.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Các bên không đồng ý với phương án giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà có đơn khởi kiện.
Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp Các bên tranh chấp có hoặc không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Các bên không đồng ý với phương án giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc tỉnh mà có đơn khởi kiện.

Điều 100 của Luật Đất đai 2013.

Dựa vào đối tượng tranh chấp

Nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Đối tượng
Tranh chấp xảy ra giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư Tranh chấp xảy ra giữa một bên là cơ sở, tổ chức, tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cơ quan hành chính Chủ tịch UBND cấp huyện x
Chủ tịch UBND cấp tỉnh x
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường x
Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp x x

Các tranh chấp về đất đai xảy ra thường xuyên nhưng việc giải quyết lại khó khăn, phức tạp vì không phải ai cũng nắm rõ quy trình theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Hi vọng thông qua các bảng biểu được Skycentral tóm tắt trực quan, dễ hiểu trên đây, các bạn sẽ nhanh chóng nắm được quy trình để thực hiện việc hòa giải, tố tụng đúng theo pháp luật. Để được tư vấn thêm, xin liên hệ Skycentral qua hotline 0979.285.528.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo