Đất HNK là gì? Quy định sử dụng đất HNK theo pháp luật

Đất HNK là gì được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cụm từ này xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực nhà đất, bất động sản. Thế nhưng định nghĩa chính xác của đất HNK và những quy định của Nhà nước về việc sử dụng loại đất này không phải ai cũng nắm rõ được. Do đó trong bài viết hôm nay, SkyCentral sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết thông tin liên quan nhé!

Đất HNK là gì?

Theo nội dung trình bày rõ trong Luật đất đai 2013 của nước ta, đất đai được phân chia thành 3 nhóm hợp pháp là:

  • Đất nông nghiệp
  • Đất phi nông nghiệp
  • Đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất HNK thuộc nhóm đất nông nghiệp, tức là loại đất mà dân được Nhà nước cấp quyền sử dụng. Loại đất này chuyên phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi,…Đặc biệt, đất HNK còn được coi là một đối tượng lao động thiết yếu của ngành nông – lâm nghiệp.

Định nghĩa đất HNK là gì?

Định nghĩa đất HNK là gì?

Đất HNK cùng thuốc nhóm đất nông nghiệp với các loại đất khác như:

  • Đất lúa nương
  • Đất rừng sản xuất
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất chuyên trồng lúa nước
  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm
  • Đất rừng phòng hộ….

Mục đích sử dụng đất HNK

Bên cạnh khái niệm đất HNK là gì thì mục đích sử dụng loại đất này như thế nào cũng là câu hỏi mà SkyCentral nhận được liên tục trong thời gian qua.

Theo định nghĩa nêu trên, đất HNK được sử dụng với thời hạn ngắn ngày để trồng cây nông nghiệp. Theo đó, thời gian ngắn ngày quy định ở đây là dưới 12 tháng đối với cây nông nghiệp như ngô, lúa, khoai, sắn, mì,…

Phân biệt đất HNK và đất CLN

Đất HNK và đất CLN là hai nhóm đất cùng được chia vào đất nông nghiệp nhưng chúng hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên một số bạn đọc thường có sự nhầm lẫn nặng nề về mục đích sử dụng của hai nhóm đất này. Dưới đây là những đặc điểm phân biệt đất HNK và đất CLN bạn có thể tham khảo:

Đất HNK – Đất nông nghiệp hàng năm

Đất HNK được sử dụng để gieo trồng cây nông nghiệp với thời hạn thu hoạch ngắn ngày, dưới 12 tháng. Những loại cây nông nghiệp được trồng trên đất HNK gồm: Hoa màu, dâu tằm, mía, đay, cói,…

Phân biệt đất HNK và đất CLN

Phân biệt đất HNK và đất CLN

Đất CLN – Đất trồng cây lâu năm

Khác so với đất HNK, đất CLN được dùng để gieo trồng và thu hoạch các loại cây lâu năm, thường trên 12 tháng. Trong đó bao gồm: Cây dược liệu, cây công nghiệp, cây lấy gỗ lâu năm,…

Đất HNK có được dùng để xây nhà không?

Đây cũng là vấn đề rất nhiều bạn đọc quan tâm, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn. Thực tế, pháp luật nước ta đã có những quy định rõ ràng người dân được phép sử dụng đất trồng cây lâu năm chuyển đổi thành đất thổ cư để ở.

Tuy nhiên nếu có nhu cầu chuyển đổi đất thì cần thực hiện theo đúng thủ tục, quy định của Pháp luật trong Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể các trường hợp được cấp phép chuyển đổi mục đích dùng đất đai bao gồm:

  • Đất trồng lúa chuyển thành đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng hoặc đất trồng cây lâu năm.
  • Đất nông nghiệp chuyển thành đất phí nông nghiệp.
  • Đất trồng cây hằng năm đổi mục đích sử dụng thành đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn (ao, hồ, đầm), đất làm muối.
  • Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất chuyển đổi thành các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp.

Đất HNK có dùng để xây nhà được không?

Đất HNK có dùng để xây nhà được không?

  • Đất phi nông nghiệp không thuộc loại đất chuyển thành đất ở.
  • Đất dịch vụ, thương mại, đất xây dựng công trình chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất sản xuất phi nông nghiệp.
  • Nhóm đất xây dựng công trình, đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không thuộc đất dịch vụ, thương mại chuyển thành nhóm đất dịch vụ, thương mại.
  • Đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao sử dụng mà không cần nộp thuế chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp mất phí thuê hoặc sử dụng theo quy định của pháp luật.

Quy định về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK

Dưới đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK mà bạn đọc nên nắm rõ:

Hồ sơ chuẩn bị

Hồ sơ cần chuẩn bị khi các cá nhân, tập thể có nhu cầu chuyển đổi đất HNK sang mục đích khác gồm có:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai.
  • Giấy chứng quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở hay bất kỳ tài sản nào gắn liền với đất.

Quy trình các bước đăng ký chuyển đổi

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chuyển đổi đất HNK

Các cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK cần nộp hồ sơ như đã nêu trên tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp pháp thì được cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và xử lý. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót, cá nhân và tổ chức cần thực hiện làm lại giấy tờ không hợp pháp trong vòng 3 ngày theo đúng chỉ dẫn của cán bộ nhà nước.

Quy định của pháp luật về đất HNK

Quy định của pháp luật về đất HNK

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Trong bước 3, hồ sơ của bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng trình tự sau:

  • Xác minh thực địa.
  • Xác nhận thông tin Đơn đăng ký.
  • Xác nhận Giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất đai.
  • Chỉnh lý, cập nhật thông tin, dữ liệu đất đai vào hồ sơ địa chính.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK hoàn tất, cá nhân hoặc tổ chức nhận kết quả chứng nhận tại cơ quan Nhà nước đã nộp hồ sơ.

Thời gian xử lý hồ sơ

Mỗi khu vực được quy định thời gian xử lý hồ sơ về chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK khác nhau:

  • Vùng đồng bằng: Thời gian xử lý không vượt quá 15 ngày.
  • Khu vực hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện khó khăn: Thời gian cho phép dưới 25 ngày.

Như vậy SkyCentral đã cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi đất HNK là gì rồi nhé. Đồng thời bài viết cũng phân tích và giải thích rõ quy định của Pháp luật về mục đích chuyển đổi sử dụng loại đất này. Nếu có vấn đề gì cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 0945.777.077!

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo