Điều kiện, hạn mức, thủ tục mua bán đất nông nghiệp năm 2021

Nông nghiệp là một trong những ngành nghề sản xuất thiết yếu ở nước ta. Vì vậy nhu cầu mua bán đất nông nghiệp là rất lớn. Thế nhưng những thủ tục, hồ sơ khi thực hiện việc chuyển nhượng đất không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng Skycentral tìm hiểu chi tiết, đầy đủ các điều kiện, hạn mức, thủ tục mua bán đất nông nghiệp để việc mua bán nhanh chóng, dễ dàng và đúng luật nhé!

Điều kiện mua bán đất nông nghiệp

Điều kiện dành cho bên bán

Căn cứ vào Điều 188 Luật đất đai 2013, bên bán đáp ứng các điều kiện sau mới có thể mua bán đất nông nghiệp:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhà nước cấp theo quy định.
  • Mảnh đất không có bất kỳ tranh chấp nào.
  • Mảnh đất không bị cơ quan chức năng kê biên hay phát mãi thi hành án.
  • Còn trong thời hạn sử dụng đất.

Đất không có tranh chấp thì mới được phép chuyển nhượng.

Đất không có tranh chấp thì mới được phép chuyển nhượng.

Điều kiện dành cho bên mua

Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp sau không được nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho đất nông nghiệp:

  • Tổ chức kinh tế không được nhận tặng cho hay mua đất rừng phòng hộ, đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng trừ khi theo quy hoạch của nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Hộ gia đình, cá nhân nếu không sống trong khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không thể nhận tặng cho hay mua đất trong các rừng ấy.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không thể mua đất trồng lúa. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được định nghĩa như sau: “được nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.” Vậy xác nhận việc trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp thế nào? Có hai trường hợp tùy vào hộ khẩu thường trú:

Thứ nhất: Nếu nơi có ruộng trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có thể đến UBND xã xác nhận.

Thứ hai: Nếu nơi có ruộng không trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có thể đến UBND xã nơi có ruộng xin cấp giấy xác nhận việc sử dụng đất nông nghiệp, rồi đến UBND xã nơi có hộ khẩu thường trú để xin xác minh việc có trực tiếp sản xuất và có nguồn thu ổn định từ việc sản xuất đất nông nghiệp.

Hạn mức mua đất nông nghiệp

Theo luật, hạn mức mua đất nông nghiệp được quy định cụ thể như sau:

Loại đất Hạn mức
Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất
Đất trồng cây lâu năm Xã, phường, thị trấn ở đồng bằng Không quá 100 héc ta
Xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi Không quá 300 héc ta
Đất rừng sản xuất là rừng trồng Xã, phường, thị trấn ở đồng bằng Không quá 150 héc ta
Xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi Không quá 300 héc ta

Ở đồng bằng, không được mua quá 100 héc ta đất trồng cây lâu năm.

Ở đồng bằng, không được mua quá 100 héc ta đất trồng cây lâu năm.

Thủ tục mua bán đất nông nghiệp

Lập hợp đồng mua bán

Trước tiên cần lập hợp đồng mua bán ghi rõ các khoản sau:

  • Thông tin hai bên mua và bán, người làm chứng (nếu có).
  • Các thông tin về mảnh đất như: địa chỉ, diện tích, số sổ đỏ…
  • Thời gian giao đất.
  • Các điều khoản liên quan vấn đề thanh toán như: giá tiền chuyển nhượng, cọc trước bao nhiêu, thanh toán làm mấy kỳ và khi nào thanh toán tiếp, thanh toán qua hình thức nào tiền mặt hay chuyển khoản…, các loại thuế phí do bên nào chịu.

Sau khi lập hợp đồng, hai bên đến văn phòng công chứng nơi có đất để chứng hợp đồng, mang theo hồ sơ gồm: hợp đồng, CMND/CCCD, giấy đăng ký kế hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu đang độc thân, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đăng ký biến động đất đai

Sau khi hoàn tất hợp đồng, bên chuyển nhượng cần nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại UBND xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Nhưng để giải quyết hồ sơ nhanh hơn nên nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai vì hồ sơ nộp tại UBND cũng sẽ được chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai xử lý.

Cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng đã công chứng và các giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD, giấy đăng ký kế hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu đang độc thân, hộ khẩu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận. Kế tiếp sẽ chỉnh lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Sau cùng mới trao lại giấy chứng nhận cho UBND cấp xã nếu hồ sơ được nộp tại đây hoặc cho người sử dụng đất.

Việc mua bán đất nông nghiệp phải được thực hiện đúng thủ tục nhà nước quy định.

Việc mua bán đất nông nghiệp phải được thực hiện đúng thủ tục nhà nước quy định.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính 

Các khoản tiền thường phải nộp khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm: phí công chứng hợp đồng, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ.

Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, thời gian giải quyết để nhận giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, và không quá 20 ngày làm việc đối với vùng sâu vùng xa.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn có thể nắm rõ thủ tục mua bán đất nông nghiệp để chuẩn bị tốt nhất cho việc giao dịch chuyển nhượng, tránh mất thời gian và chưa sát luật. Để được tư vấn thêm, xin liên hệ Skycentral qua hotline 0979.285.528.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo