Nắm rõ quy trình cưỡng chế thu hồi đất chi tiết, đúng pháp luật

Nắm rõ quy trình cưỡng chế thu hồi đất sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của người dân khi thực hiện cưỡng chế thu hồi. Hãy cùng Skycentral tìm hiểu chi tiết, đầy đủ các vấn đề liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất, cũng như quy trình cưỡng chế đúng pháp luật nhé!

Khi nào nhà nước được phép thu hồi đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, nhà nước có quyền thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp sau:

  • Người sử dụng đất phạm pháp về đất đai.
  • Thu hồi vì phát triển kinh tế, xã hội; an ninh, quốc phòng.
  • Thu hồi khi người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nhu cầu tự nguyện trả lại đất, hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Nếu người sử dụng đất không giao lại đất theo quy định, nhà nước sẽ cưỡng chế thu hồi đất.

Nếu người sử dụng đất không giao lại đất theo quy định, nhà nước sẽ cưỡng chế.

Nếu người sử dụng đất không giao lại đất theo quy định, nhà nước sẽ cưỡng chế.

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất

Người sử dụng đất cần nắm rõ nguyên tắc trong cưỡng chế thu hồi đất sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình, tránh việc cơ quan chức năng thu hồi đất không thực hiện đầy đủ hoặc vi phạm nguyên tắc:

  • Việc cưỡng chế phải được tiến hành dân chủ, công khai, khách quan, bảo đảm an toàn, trật tự, đúng quy định của pháp luật.
  • Thời điểm bắt đầu cưỡng chế phải trong giờ hành chính.

Cưỡng chế thu hồi đất phải được thực hiện công khai.

Cưỡng chế thu hồi đất phải được thực hiện công khai.

Điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, khi đủ 4 điều kiện sau, có thể tiến hành cưỡng chế thu hồi đất:

  • Dù đã được UBND xã, UBMTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi vận động, thuyết phục nhưng người có đất thu hồi không chấp hành.
  • Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.
  • Quyết định cưỡng chế được niêm yết công khai tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt cộng đồng nơi có đất thu hồi.
  • Người có đất thu hồi đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Còn nếu người này vắng mặt khi giao quyết định hoặc từ chối không nhận quyết định thì UBND xã lập biên bản.

Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.

Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.

Ai là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế?

Theo khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Quy trình đầy đủ, chi tiết cưỡng chế thu hồi đất

  • Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện cưỡng chế.
  • Ban thực hiện cưỡng chế đối thoại, thuyết phục, vận động người có đất bị thu hồi; nếu người này chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận. Kể từ ngày lập biên bản, chậm nhất là 30 ngày, việc bàn giao đất phải được thực hiện. Trong trường hợp người này không chấp hành thì Ban thực hiện tiến hành cưỡng chế.
  • Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế, người có liên quan phải tự ra khỏi và tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Nếu không thực hiện thì Ban này có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế, người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
  • Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban phải lập biên bản, bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Hiểu rõ quy trình cưỡng chế thu hồi đất sẽ giúp người dân chủ động, minh bạch, hợp tác trong quá trình thực hiện quyết định thu hồi, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Hy vọng những chia sẻ của Skycentral trong bài viết này sẽ giúp bổ ích với bạn đọc. Để được tư vấn thêm, xin liên hệ Skycentral qua hotline 0979.285.528.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo