Hướng dẫn cách xác định hệ số nở rời của đất hiệu quả nhất

Hiện nay trong xây dựng công trình, nhất là khi triển khai san lấp mặt bằng người ta thường áp dụng rất nhiều hệ số khác nhau. Mục đích chính là để đảm bảo các số liệu tính toán này được chính xác nhất. Trong đó phải kể đến hệ số nở rời của đất. Vậy hệ số nở rời của đất là gì? Có vai trò ra sao? Cách xác định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Hệ số nở rời của đất là gì?

Hệ số nở rời của đất hay còn được gọi là hệ số tơi xốp của đất hay hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi. Đây là hệ số được sử dụng nhiều trong việc xây lắp sang đất đắp nền đường, phục vụ cho việc thanh quyết toán công trình của chủ đầu tư thực tế. Hiểu đơn giản bản chất là 1m³ đất nguyên thổ loại A nào đó sẽ thành 1.14m³ đất tơi khi được đào lên. Hệ số này có tác dụng giúp:

  • Xác định được loại đất đang đào là đất gì
  • Tính toán được khối lượng đất lấp và đất đã đào đi
  • Tránh trường hợp hao hụt về số lượng đất đã đào, lấp
  • Ngoài ra còn giúp tính toán được độ đầm chắc cho đất nền

>> Xem thêm bài viết nội thất chung cư nhỏ để có thêm thông tin khi thiết kế nội thất cho chung cư nhé.

Chuyển đổi đất tự nhiên sang đất tơi

Chuyển đổi đất tự nhiên sang đất tơi

Hướng dẫn xác định hệ số nở rời của đất

Vào ngày 16/08/2007 thì Bộ xây dựng đã ra văn bản số 1776/BXD-VP liên quan đến việc công bố các định mức dự toán xây dựng công trình trong giai đoạn xây dựng. Theo như hướng dẫn tại văn bản này thì hệ số để chuyển đổi bình quân từ phần đất đào sang đất đắp sẽ có hệ số đầm nén K= 09 là 1.1.

Còn theo như quy định tiêu chuẩn TCVN 4447:1987 về công tác đất và quy trình thi công, nghiệm thu quy trình thì có hệ số chuyển đổi thể tích từ đất nguyên thổ thành đất rồi tùy từng loại sẽ có hệ số nở rời của đất giá trị từ 1.14 – 1.32. Như vậy thì hệ số này sẽ nằm trong khoảng từ 1.1 x 1.4 đến 1.1 x 1.32 dựa theo từng loại đất.

Nếu đang trong quá trình triển khai dự án, việc vận dụng hệ số này tương tự để lập thành dự toán là phù hợp theo NĐ số 112/2009/NĐ – CP ngày 14/12/2009 và theo đúng thông tư 04/2010/TT – BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng liên quan đến hướng dẫn lập, quản lý chi phí đầu tư khi xây dựng công trình.

>> Có thể bạn cần tham khảo mẫu hợp đồng mua bán nhà chung cư. Hãy cùng download và sử dụng nhé.

Xác định hệ số nở rời của đất

Xác định hệ số nở rời của đất

Bảng tổng hợp hệ số nở rời của đất chi tiết

Để giúp cho bạn học hiểu hơn về khái niệm này thì dưới đây chính là bảng hệ số chuyển đổi thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi xốp của một số loại đất. Mời tham khảo:

Tên đất Hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi Ghi chú
Cuội 1 26 đến 1.32 Căn cứ theo từng loại đất cụ thể cần thí nghiệm để kiểm tra lại hệ số tơi xốp của loại đất tại hiện trường.
Đất sét 1 26 đến 1.32
Sỏi nhỏ và trung 1 14 đến 1.26
Đất hữu cơ 1 20 đến 1.28
Hoàng thổ 1 14 đến 1.28
Đất cát 1 08 đến 1.17
Đất lẫn sỏi và đá dăm 1 14 đến 1.28
Đá cứng đã nổ mìn tơi 1 45 đến 1.50
Đất pha cát nhẹ 1 14 đến 1.28
Đất pha cát nhẹ có lẫn đá dăm và cuội sỏi 1 26 đến 1.32
Đất pha cát nặng không lẫn đá dăm và cuội sỏi 1 24 đến 1.30
Đất cát pha có lẫn sỏi, cuội và đá dăm 1 14 đến 1.28

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hệ số nở rời của đất mà Skycentral muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng được những thắc mắc đang tìm kiếm. Để từ đó áp dụng vào trong thực tế công việc được hiệu quả nhất. Xin trân trọng cảm ơn!

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo