Hồ sơ và thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013

Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 cần những hồ sơ giấy tờ và thủ tục tiến hành như thế nào? Đây là một trong những vấn đề cấp thiết được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn về quy trình hòa giải tranh chấp đất đai.

Phân loại hòa giải tranh chấp đất đai

Dựa theo điều 202 Luật Đất đai 2013 thì hòa giải tranh chấp đất đai được phân chia thành 2 loại như sau:

Loại 1: Hòa giải tranh chấp đất đai tự nguyện.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì Nhà Nước khuyến khích hai bên tự hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Phân loại hòa giải tranh chấp đất đai

Phân loại hòa giải tranh chấp đất đai

Loại 2: Hòa giải đất tranh chấp bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn.

Hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

>> Định nghĩa biệt thự liền kề là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Hồ sơ, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp diễn ra như sau:

Bước 1: 

Cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp

Bước 2: 

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết

Bước 3: 

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu thì bộ phận có thẩm quyền tiến hành thực hiện giải quyết tranh chấp cho người dân như sau:

Tìm hiểu, xác minh nguyên nhân tranh chấp, thu thập tài liệu có liên quan về nguồn gốc đất, hiện trạng và quá trình sử dụng đất do hai bên cung cấp.

Tiến hành thành lập Hội đồng hòa giải bao gồm các thành viên dưới đây để thực hiện hòa giải.

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn,
  • Người có uy tín trong dòng họ nơi sinh sống
  • Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội;
  • Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc;
  • Đại diện hộ dân sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp và biết rõ về quá trình sử dụng thửa đất đó
  • Công chức địa chính, tư pháp xã, phường, thị trấn.

Việc hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 được tiến hành khi các bên tranh chấp đều tham dự.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp, thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu đỏ xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Nếu kết quả hòa giải thành mà có sự thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc có sự thay đổi về kết quả hòa giải thì UBND nơi có đất tranh chấp lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên thực hiện các bước tiếp theo..

Một số sai sót thường gặp trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai

Hầu hết các hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 tại UBND không thành là do một số sai sót như sau:

Những sai sót trong quá trình tranh chấp đất đai

Những sai sót trong quá trình tranh chấp đất đai

  • Không có đầy đủ các thành phần tham gia hòa giải theo quy định hiện hành.
  • Công chức địa chính/tư pháp xã chưa tiến hành xác minh nguyên nhân gây  tranh chấp hay các giấy tờ liên quan quá trình sử dụng đất.
  • Công chức địa chính không vẽ sơ đồ phác họa phần đất tranh chấp.
  • Vắng mặt một trong hai bên đương đơn tranh chấp khi tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013.
  • Biên bản hòa giải không thể hiện và xác định rõ ràng yêu cầu tranh chấp đã được hòa giải hay chưa.

***Tham khảo bàn thờ treo tường chung cư, lựa chọn loại phù hợp cho ngôi nhà yêu thích nhé.

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai

Để nâng cao hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai cần lưu ý một số kiến nghị như sau:

  • Cần nâng cao kỹ năng giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Tìm hiểu kỹ càng quá trình mâu thuẫn, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp.
  • Tăng cường tập huấn về công tác hòa giải tranh chấp đất đai.Việc thường xuyên tập huấn công tác hòa giải giúp tổ hòa giải có nhiều kiến thức sát thực tế hơn, từ đó có kinh nghiệm để áp dụng vô thực tế một cách thuận lợi hơn.
  • Nâng cao trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 của tổ hòa giải. Việc nâng cao trách nhiệm của tổ hòa giải góp phần giúp những cá nhân có thẩm quyền tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề tranh chấp để có những biện pháp hòa giải phù hợp.
  • Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức về pháp luật đất đai cho nhân dân. Người dân có ý thức về pháp luật đất đai, hiểu rõ hơn về đất đai sẽ hạn chế những mâu thuẫn không đáng có xảy ra.

Hy vọng với những thông tin mà Skycentral chia sẻ trên, mỗi người sẽ làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013 góp phần hạn chế mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân. Điều này tạo thêm sự đoàn kết, gắn bó giữa anh em họ hàng và hàng xóm. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về luật đất đai, nhằm hạn chế những tranh chấp xảy ra.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo