Nâng cao tầm hiểu biết về lộ giới với khái niệm lộ giới là gì

Để nắm bắt rõ hơn kiến thức về lộ giới trong lĩnh vực bất động sản, cùng Skycentral theo dõi qua bài viết về lộ giới là gì dưới đây.

Lộ giới là gì?

Lộ giới là gì?

Lộ giới được hiểu như thế nào?

Lộ giới là điểm cuối của chiều rộng con đường, được tính từ tim đường kéo dài sang hai bên ( bao gồm khoảng lưu thông từ mép đường đến điểm lộ giới). Lộ giới còn được gọi với tên khác là “chỉ giới đường đỏ”. Ở 2 bên đường được cắm các cọc lộ giới để kiên cố phạm vi của mốc lộ giới và để người dân dễ nhận diện ra lộ giới.

Các khái niệm khác liên quan đến lộ giới

Chỉ giới đèn đỏ

Chỉ giới đèn đỏ được hiểu là ranh giới xác định trên bản đồ để thể hiện quy hoạch. Khái niệm chỉ giới đèn đỏ trên thực địa dùng để phân địa ranh giới giữa phần đất dành cho công trình giao thông và phần đất xây dựng công trình hạ tầng dựa trên các quy định của Luật lộ giới.

Chiều rộng lộ giới

Chiều rộng lộ giới được hiểu là khoảng cách từ tâm đến điểm cuối của lộ giới. Chiều cao tối đa của các công trình được quy định dựa trên chiều rộng của lộ giới và chiều cao tối thiểu quy hoạch trong việc đồng bộ khu dân cư. Tại các đô thị, lộ giới được xác định là phần đất đường giao thông đô thị gồm lề đường, vỉa hè, toàn bộ lòng đường.

Chỉ giới xây dựng 

Chỉ giới xây dựng là khái niệm thể hiện đường giới hạn cho phép để thực hiện các công trình thi công trên diện tích đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đèn đỏ. Công trình được thi công sát theo chỉ giới đèn đỏ hoặc lùi vào so với chỉ giới đèn đỏ tùy theo yêu cầu của quy hoạch.

Khoảng lùi công trình

Khoảng lùi công trình là khoảng cách giữa chỉ giới xây dựng và chỉ giới đèn đỏ. Khoảng lùi công trình tùy thuộc vào quy hoạch không gian kiến trúc mà được so với lộ giới hay là chỉ giới xây dựng công trình.

Quy định pháp luật về lộ giới

Quy chuẩn pháp luật quy định về lộ giới qua những điều sau:

– Đường di chuyển qua khu vực ruộng, khu vực đông dân cư hay đồi núi thấp… tùy theo từng địa hình mà thay đổi cự ly cột lộ giới từ 500 – 1000m.

– Ở những nơi tập trung nhiều dân cư như thị trấn, huyện… quy định cứ 100m là cắm một cột mốc lộ giới.

– Ở địa hình hiểm trở thì quy định cắm ở một số điểm thuận lợi sao cho hệ thống cơ quan nhà nước có thể theo dõi hành lang an toàn của giao thông bằng cột mốc lộ giới.

– Không xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi mà các cột móc lộ giới quy định để tránh các tranh chấp, kiện tụng không đáng có.

Hình ảnh tiêu chuẩn xác định lộ giới.

Hình ảnh tiêu chuẩn xác định lộ giới.

Hướng dẫn xác định mốc lộ giới chuẩn

Bước 1: Quan sát kỹ và tổng quan các khu đất chuẩn bị xây dựng, xác đinh biển báo và cột mốc lộ giới đã có trước.

Bước 2: Từ cột mốc lộ giới đã có ban đầu, xác định lộ giới tuyến đường bằng cách thực hiện tính từ tim đường sang hai bên đường.

Bước 3: Xác định khoảng lùi phù hợp theo tuyến đường xây dựng và quy hoạch của nhà nước, tính từ lộ giới được xác định ở bước 2.

Bước 4: Sau khi xác định xong khoảng lùi công trình, phần diện tích đất xây dựng công trình được xem là hợp pháp khi phần đất nằm trong cột mốc lộ giới.

Bạn đang tìm kiếm nhà phố quận 9, bài viết nhà phố quận 9 giá rẻ của Skycentral sẽ giúp bạn nhiều thông tin bổ ích đấy.

Nên xây nhà cách lộ giới như thế nào là đạt chuẩn?

Với tuyến đường lộ giới dưới 19m

Trường hợp tuyến đường lộ giới dưới 19m và công trình xây dựng có độ cao dưới 19m thì không cần cách lộ giới, ngôi nhà có thể xây dựng sát với vỉa hè.

Quy định các công trình xây dựng với mốc lộ giới.

Quy định các công trình xây dựng với mốc lộ giới.

Tuy nhiên, cùng tuyến đường lộ giới dưới 19m nhưng công trình xây dựng có độ cao từ 19 – 22m thì phải xây dựng cách lộ giới 3m. Công trình xây dựng có độ cao từ 22 – 25m thì cách lộ giới 4m. Công trình xây dựng có độ cao 28m trở lên thì cách lộ giới 6m.

Với chung một tuyến đường lộ giới, công trình xây dựng nào có độ cao càng cao thì khi xây dựng phải lùi sâu hơn so với mốc lộ giới.

Với tuyến đường lộ giới từ 19 – 22m

Trường hợp tuyến đường lộ giới từ 19 – 22m và công trình xây dựng có độ cao dưới 22m thì không cần cách lộ giới, ngôi nhà có thể xây dựng sát với mốc lộ giới.

Trường hợp cùng tuyến đường lộ giới từ 19 – 22m nhưng công trình xây dựng có độ cao từ 12 – 25m thì phải xây dựng cách lộ giới 3m. Công trình xây dựng có độ cao 28m trở lên thì cách lộ giới 6m.

Với tuyến đường lộ giới từ 22m trở lên

Công trình xây dựng có độ cao thấp hơn 25m thì không cần cách mốc lộ giới, có thể xây dựng sát vỉa hè.

Đối với các công trình xây dựng có độ cao từ 28m trở lên thì phải cách mốc lộ giới 6m trở lên.

>> Tham khảo bài viết kinh nghiệm mua nhà trả góp mà Skycentral chia sẻ nhé.

Quy định không xây dựng bất động sản trên lộ giới

Theo quy luật của nhà nước được quy định cụ thể theo Nghị định 139/2017/NĐ – CP thì nếu người dân cố tình xây dựng bất động sản trên lộ giới sẽ bị cơ quan nhà nước xử phạt từ 50.000.000 – 350.000.000 đồng tùy theo hình thức nhẹ hay nặng. Đồng thời nhà nước không cấp giấy phép xây dựng và công trình xây dựng bị phá bỏ.

Hình ảnh thực mốc lộ giới trên các tuyến đường bên ngoài.

Hình ảnh thực mốc lộ giới trên các tuyến đường bên ngoài.

Lộ giới là khái niệm quan trọng cần nắm bắt nếu bạn đang làm công việc liên quan đến bất động sản. Liên hệ Skycentral qua hotline: 0979.285.528 để được tư vấn và hỗ trợ mọi thắc mắc về khái niệm lộ giới là gì cũng như các thông tin liên quan đến lộ giới và bất động sản.

Trần Minh Thiện




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

    Gọi Ngay

    SMS

    Facebook

    Zalo